UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM TRƯỜNG TH NAM TỪ LIÊM
Số: /ĐA-THNTL |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Nam Từ Liêm, ngày 10 tháng 10 năm 2020
|
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, có mô hình giáo dục thân thiện, hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển, hiện đại hóa trường chất lượng cao theo đề án phát triển hệ thống trường chất lượng cao của Thủ đô.
Tiếp tục phát triển GD ổn định, vững chắc, quy mô phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đáp ứng nhu cầu của người học. Quan tâm đầu tư tốt hơn hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đảm bảo về CSVC, trang thiết bị. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Quan tâm đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa 100% giáo viên có trình độ đại học trở lên. Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn.Tiếp tục nâng cao chất lượng HSG, học sinh năng khiếu. Tăng cường công tác quản lý giữ vững trật tự, kỷ cương trong nhà trường. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Tiếp tục dạy ngoại ngữ theo đề án 2020 nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ (duy trì liên kết với các công ty có yếu nước ngoài); nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học cho HS.
Được sự lãnh đạo của Đảng ủy- HĐND- UBND Quận, được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, của Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Nam Từ Liêm, trường TH Nam Từ Liêm sẽ phấn đấu để không ngừng vươn lên tạo ra môi trường học tập thân thiện, đóng góp hiệu quả vào công tác giáo dục của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể :
2.1. Công tác phổ cập: Huy động số trẻ có tư duy tốt vào học và duy trì sĩ số suốt khóa học.
2.2 Chất lượng đào tạo:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, chú trọng phát triển thể lực, trí lực cho học sinh. Học sinh được tăng cường phát triển tư duy rèn luyện kĩ năng các môn cơ bản (Toán, Tiếng Việt), các môn tự chọn (Tiếng Anh, tin học,…), rèn kĩ năng sống, các câu lạc bộ phát triển năng khiếu, sở thích…. giúp cho học sinh phát triển tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc yêu thương, nuôi dưỡng nhu cầu ham hiểu biết, đam mê khám phá thế giới xung quanh.
2.3. Đội ngũ CBQL, GV: Tất cả giáo viên được tuyển dụng đều là giáo viên giỏi cấp quận, cấp thành phố, giỏi chuyên môn, nhiệt huyết và năng động trong việc tiếp thu tri thức khoa học mới.
2.4. Phương pháp giảng dạy:
Với mong muốn trở thành một tổ chức giáo dục uy tín, tiên phong trong chất lượng giáo dục và các hoạt động vì trẻ em và cộng đồng, trường Tiểu học Nam Từ Liêm đã xây dựng phương pháp giảng dạy tiên tiến, phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi trẻ em. Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường được xác lập với sự tham gia cố vấn thường xuyên của những thầy cô đã có kinh nghiệm thâm niên trong công tác giáo dục.
2. 5 Chương trình giảng dạy:
Buổi sáng: Hoàn thành chương trình theo quy định của BGD&ĐT, Có nâng cao mở rộng nhằm phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh.
Buổi chiều: Xây dựng, thực hiện chương trình tăng cường thêm một số tiết dạy nâng cao toán Tiếng Việt, Tiếng Anh…giáo dục đạo đức, kĩ năng sống nhằm bổ sung làm giàu kiến thức cho HS.
Các câu lạc bộ năng khiếu: Đàn, múa, khiêu vũ, thanh nhạc, cờ tướng, cờ vua, bóng đá, bơi lội... tổ chức vào sáng thứ bảy theo nhu cầu tự nguyện của phụ huynh.
Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức cho học sinh giao lưu với các trường chất lượng cao trong thành phố, tham quan làng nghề hoặc di tích lịch sử...và tiến tới giao lưu với các trường chất lượng cao nước ngoài.
2.6 Cơ sở vật chất:
- Sử dụng hiệu quả phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Sáng- Xanh - Sạch - Đẹp”. “Cơ quan văn hoá”, "Trường học thân thiện, HS tích cực, nhà giáo mẫu mực".
- Sử dụng hiệu quả nhà tập TDTT đa năng , bể bơi, sân bóng đá thiếu nhi ...
Xây dựng và triển khai đề án: Phát triển- nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường để đáp ứng yêu cầu mới về GD&ĐTcủa trường TH Nam Từ Liêm là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Bộ GD&ĐT. Đồng thời Trường TH Nam Từ Liêm cùng các trường trong quận phấn đấu xây dựng ngành giáo dục phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bảng thống kê các chỉ tiêu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường:
* Đội ngũ giáo viên:
|
Kế hoạch đưa đi đào tạo cán bộ, giáo viên |
||||
Chuyên môn đào tạo |
|
|
|
|
|
|
2021- 2022 |
2022-2023 |
2023-2024 |
2024-2025 |
|
Quản lí |
2 đ/c học thạc sĩ |
2 đ/c học thạc sĩ |
2 đ/c thạc sĩ |
2 đ/c thạc sĩ |
|
Cơ bản |
Anh A: 32 Tin B: 15 Thạc sĩ: 01
|
Anh B: 10 Tin B: 25 Thạc sĩ: 03 |
Anh B: 20 Tin B: 100% Thạc sĩ: 06 |
Anh B: 100% Tin B: 100% Thạc sĩ: 06 |
|
* Phổ cập giáo dục:
Giai đoạn |
Mục tiêu |
Năm học 2021-2022 |
Huy động số trẻ có tư duy tốt vào học không có học sinh bỏ học. Toàn trường có 770 em |
Năm học 2022-2023 |
Huy động số trẻ có tư duy tốt vào học: 180 HS lớp Một,(6 lớp cambridge) không có học sinh bỏ học. Toàn trường có 800 em |
Từ 2015-2017 |
Huy động số trẻ có tư duy tốt vào học: 180 HS lớp Một,(8 lớp cambridge), không có học sinh bỏ học. Toàn trường có 830 em |
Từ 2018-2020 |
Huy động số trẻ có tư duy tốt vào học: 180 HS lớp Một,(10 lớp cambridge), không có học sinh bỏ học. Toàn trường có 860 em |
* Cơ sở vật chất:
Giai đoạn |
Số lớp học |
Mục tiêu |
Năm học 2021-2022 |
27 lớp |
100% các phòng học có đủ máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác, máy tính, máy chiếu projecter, màn hình, máy cassette, |
Năm học 2022-2023 |
28 lớp |
100% các phòng học có đủ máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác, máy tính, máy chiếu projecter, màn hình, máy cassette, máy điều hòa không khí… |
Từ 2023-2024 |
29 lớp |
100% các phòng học có đủ máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác, máy tính, máy chiếu projecter, màn hình, máy cassette, máy điều hòa không khí… Thiếu 0 |
Từ 2024-2025 |
30 lớp |
100% các phòng học có đủ máy chiếu đa vật thể, bảng tương tác, máy tính, máy chiếu projecter, màn hình, máy cassette, máy điều hòa không khí… |
* Chất lượng giáo dục:
Giai đoạn |
Sĩ số HS |
Tỷ lệ HS HTXS |
Tỷ lệ HS HT |
Tỷ lệ HS ĐG về phẩm chất (Tốt) |
Tỷ lệ HS ĐG về năng lực (Tốt) |
HS đạt giải Thành phố |
HS đạt giải Quốc gia |
Năm học 2021-2022 |
795 |
90% |
10% |
91% |
90% |
20% |
10% |
Năm học 2022-2023 |
820 |
91% |
9% |
92% |
91% |
22% |
12% |
Năm học 2023-2024 |
840 |
92% |
8% |
93% |
92% |
25% |
14% |
Từ năm học 2024-2025 trở đi |
880-900 |
93% |
7% |
95% |
93% |
28% |
15% |
* Thi đua:
Giai đoạn |
Tập thể |
Cá nhân |
Năm học 2021-2022 |
Tập thể lao động Xuất sắc Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 |
01 Gv giỏi thành phố 03 chiến sĩ thi đua cơ sở 02 Gv giỏi quận Thư viện tiên tiến |
Năm học 2022-2023 |
Tập thể lao động xuất sắc Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 |
01 Gv giỏi quận 04 chiến sĩ thi đua cơ sở Thư viện tiên tiến |
Từ 2023-2024 |
Tập thể lao động xuất sắc Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 Cờ thi đua |
01 Gv giỏi thành phố 02 Gv giỏi quận 05 chiến sĩ thi đua cơ sở Thư viện tiên tiến |
Từ 2024-2025 trở đi |
Tập thể lao động xuất sắc Trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2 Huân chương |
01 Gv giỏi thành phố 04 Gv giỏi quận 08 chiến sĩ thi đua cơ sở Thư viện tiên tiến |
II. GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
Giải pháp 1- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục HS.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đẩy mạnh NCKH về chương trình chuyên sâu, Ứng dụng NCKHSP vào chuyên môn.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá HS phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng HS. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, giúp HS có lối sống tự tin, những kỹ năng sống đúng đắn.
Người phụ trách chính: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, GV .
Giải pháp 2- Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, GV, NV đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách chính: Lãnh đạo trường, công đoàn trường, tổ trưởng chuyên môn.
Giải pháp 3- Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách chính: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, NV thiết bị.
Giải pháp 4- Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ QL, GV, NV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công tác.
Người phụ trách chính: Phó Hiệu trưởng CM, tổ công nghệ thông tin.
Giải pháp 5- Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, GV, NV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính
- Ngân sách Nhà nước
- Ngoài ngân sách “Từ nhà hảo tâm, mạnh thường quân, PHHS, cựu HS…”
- Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
- Sử dụng hiệu quả trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học
- Người phụ trách chính: Lãnh đạo trường, phối hợp với BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS, Hội đồng trường.
Giải pháp 6- Xây dựng, giáo dục truyền thống
- Xây dựng truyền thống, vị trí xã hội và sự tín nhiệm của đối với nhà trường.
- Xác lập niềm tin, động lực và lòng tự hào đối với từng cán bộ GV, NV, HS và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng uy tín của nhà trường.
- Người phụ trách chính: Lãnh đạo trường, phối hợp với BCH Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Ban đại diện CMHS.
III. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
1- Phổ biến đề án:
Đề án: Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường để đáp ứng yêu cầu mới về GD&ĐT được Hiệu trưởng phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBQL, GV, NV nhà trường, PHHS, HS và các tổ chức, đoàn thể nhà trường… Đồng thời được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2- Tổ chức
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gồm BGH và đại diện các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sao cho từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3- Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tới từng cán bộ, GV, NV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra đánh giá thực hiện đề án trong từng năm học, từng giai đoạn. Thường xuyên theo dõi, sơ kết, đánh giá việc thực hiện đề án. Tham mưu đề xuất kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho Lãnh đạo phòng GD&ĐT.
4- Các Phó hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, xây dựng đề án theo từng giai đoạn. Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện đề án, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
5- Tổ trưởng chuyên môn
Xây dựng đề án của Tổ và kế hoạch từng giai đoạn. Tổ chức thực hiện trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện đề án của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện đề án.
6- Cá nhân
Căn cứ đề án, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Báo cáo kết quả thực hiện đề án theo từng học kỳ, năm học.
7- Tổ chức, đoàn thể
Phối hợp, đề xuất ý kiến, giải pháp thực hiện đề án. Tuyên truyền rộng rãi trong CMHS, các đoàn thể, ban ngành, .... Vận động các nhà hảo tâm, các tổ chức, đoàn thể xã hội thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Nơi nhận: - UBND quận ( để b/c) - Phòng GD&ĐT (để b/c) - Các tổ chuyên môn; (để t/h) - Lưu VP.
|
HIỆU TRƯỞNG
Ngô Thị Thanh |